Tây Ninh và những điểm tham quan thú vị

VÀI NÉT VỀ TÂY NINH

Tây Ninh – một tỉnh nhỏ nằm phía tây nam của vùng Đông Nam Bộ, đóng vai trò là cửa ngõ giao lưu quan trọng giữa Việt Nam và nước bạn Cam-Pu-Chia, vốn được biết đến là vùng đất của văn hóa và tôn giáo với nhiều điểm nhấn tín ngưỡng đặc sắc. Được xây dựng trên nền móng lịch sử lâu đời, Tây Ninh có vô số di tích, danh thắng đẹp và thu hút.

Nằm ở vị trí tiếp nối giữa cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long nên địa hình Tây Ninh có sự kết hợp hài hòa của hai hình thế: vừa mang dáng dấp của một vùng cao nguyên hoang vu, lại vừa có những đặc điểm của vùng đồng bằng. Không chỉ vậy, Tây Ninh còn là một tỉnh biên giới với hai cửa khẩu quan trọng là Mộc Bài và Xa Mát, có ý nghĩa to lớn đối với việc thúc đẩy giao thương và du lịch nhằm phát triển kinh tế.

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

Nằm ở vị trí tiếp nối giữa cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long nên địa hình Tây Ninh có sự kết hợp hài hòa của hai hình thế: vừa mang dáng dấp của một vùng cao nguyên hoang vu, lại vừa có những đặc điểm của vùng đồng bằng. Không chỉ vậy, Tây Ninh còn là một tỉnh biên giới với hai cửa khẩu quan trọng là Mộc Bài và Xa Mát, có ý nghĩa to lớn đối với việc thúc đẩy giao thương và du lịch nhằm phát triển kinh tế.

KHÍ HẬU

Khí hậu Tây Ninh cũng tương tự với các tỉnh thành phía Nam khác với hai mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình dao động ở ngưỡng 26 27 độ C và chỉ dao động nhẹ. Dù vậy, vùng đất này vẫn rất dồi dào nắng nhưng không gay gắt. Thêm một thuận lợi nữa về điều kiện tự nhiên ở Tây Ninh là do địa hình nằm sâu trong lục địa nên thường không chịu ảnh hưởng của bão biển. Đây cũng là ưu thế giúp cho Tây Ninh phát triển và đa dạng hóa các ngành nông nghiệp.

DI CHUYỂN

Tuyến đường đi cơ bản từ thành phố Hồ Chí Minh tới Tây Ninh, cụ thể là thành phố Tây Ninh dài khoảng 100km và khá dễ tìm. Bạn chỉ cần mất khoảng 2h đi xe máy từ TP.HCM dọc theo quốc lộ 22B là tới được thành phố Tây Ninh.

Hoặc có thể di chuyển bằng xe khách, giá vé xe khách giao động từ 70 đến 100 nghìn cho một người. Xe đưa đón đến tận điểm. Có nhiều nhà xe cho bạn lựa chọn như Đồng Phước, Huệ Nghĩa, Lê Khánh… hoặc phương án cuối cùng là xe buýt.

NHỮNG ĐIỂM DU LỊCH NỔI BẬT VÀ ĐÁNG ĐẾN Ở TÂY NINH

  • NÚI BÀ ĐEN VÀ CHÙA BÀ

Cứ nhắc đến du lịch Tây Ninh, người ta nghĩ ngay đến “nóc nhà Đông Nam bộ” và ngôi chùa hơn 300 tuổi nằm lưng chừng ngọn núi này.

Nằm cách trung tâm TP Tây Ninh khoảng 11km về phía Tây Bắc, đi lại rất thuận tiện, đồng thời là công trình tâm linh gắn liền với đời sống tín ngưỡng của người dân địa phương, nơi đây thu hút hàng triệu du khách thập phương đổ về chiêm bái, cầu an mỗi năm.

Đặc biệt, hệ thống cáp treo với nhà ga cáp treo lớn nhất thế giới trong quần thể du lịch Sun World BaDen Mountain mới đi vào hoạt động đã giúp hành trình trải nghiệm Núi Bà và lễ Bà càng thêm thuận lợi, thú vị.

Trong khi tuyến cáp Vân Sơn đưa du khách chinh phục đỉnh Bà Đen cao 986m chỉ trong 8 phút thay vì 4 giờ trèo đèo lội suối bằng đường bộ, để được đắm chìm giữ biển mây trắng tinh khôi và thiên nhiên xanh mát….

Tận hưởng cảm giác đón bình minh và hoàng hôn trên đỉnh nóc nhà Đông Nam Bộ đẹp ngây ngất lòng người….

THUNG LŨNG MA THIÊN LÃNH

 Ma Thiên Lãnh được hình thành bởi 3 ngọn núi là núi Bà Đen, núi Phụng và núi Heo. Nơi đây vô cùng rộng lớn và hoang sơ nên hấpdẫn rất nhiều phượt thủ tìm đến.

Hồ đá tronglòng thung lũng Ma Thiên Lãnh là nơi được nhiều người tìm đến để tạm rời xakhói bụi thành phố và lắng mình trong không gian yên bình. Nước hồ xanh ngắt vàlặng sóng nên rất phù hợp để câu cá, cắm trại. Quanh hồ có những tàng cây và mỏmđá nhô ra phía mặt nước là điểm chụp hình check-in lý tưởng cho du khách đếnđây.

  •  TÒA THÁNH TÂY NINH

Biểu tượng của đạo Cao Đài là hình ảnh Thiên Nhãn – biểu trưng cho con mắt của Thượng Đế. Ngoài ra, đạo còn thờ các vị như Phật Thích Ca, chúa Jesus, Khổng Tử, Lão Tử, Phật Bà Quan Âm… Đại lễ vía Đức Chí Tôn tổ chức mùng 8 tháng Giêng và đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung vào rằm tháng 8 âm lịch hàng năm là hai lễ hội lớn nhất của tòa thánh, thu hút đông đảo du khách tham quan và các tín đồ hành hương về đây.

Du khách đến đây nhớ lưu ý những điều sau: giờ lễ chính trong ngày là 12h trưa, khi vào các tòa thì không được mang giầy dép và phải vào bằng cửa hai bên, nam đi cửa ở bên phải và nữ đi ở cửa phía bên trái.

  •   HỒ DẦU TIẾNG

Hồ Dầu Tiếng không chỉ có vai trò quan trọng trong việc điều phối nước cho sông Sài Gòn mà nơi đây còn là một điểm du lịch thu hút nhiều du khách tham quan nhất ở Tây Ninh. Không gian quanh hồ bao la rộng lớn, sơn thủy hữu tình hòa quyện, không khí trong lành, thoáng mát khiến du khách đều thích thú đổ về cắm trại, tổ chức picnic gần gũi với thiên nhiên, nhất là vào mùa hè.

NHỮNG MÓN ĂN KHÔNG THỂ BỎ LỠ KHI ĐẾN TÂY NINH

BÁNH TRÁNG ME + MUỐI TÔM TÂY NINH

Nhắc đến Tây Ninh không thể bỏ qua món muối tôm, đặc sản độc đáo củađịa phương. Công dụng của muối chỉ dùng để chấm các loại trái cây như cóc, ổi xoài… nhưng lại cuốn hút rất nhiều thực khách. Du khách đến đây thường tìm muahũ muối đem về để dành hoặc tặng bạn bè, người thân.

Túi bánh tráng me gồm có một ít bánh tráng đã phơi sương cho dẻo, gấp xếp vuông vắn, vài gói gia vị nho nhỏ gồm muối ớt, bột tôm rang, ớt bột, hành phi, lạc rang giã đôi và chủ lực là một chút nước me sền sệt, chua chua ngọt ngọt. Trông cầu kỳ và lích kích như một gói mì ăn liền cao cấp.

BÁNH CANH TRẢNG BÀNG

Được chế biến từ sợi bánh trắng trong có vị bùi bùi nấu với nước dùng của chân giò hoặc thịt nạc heo ngọt và đậm đà, bánh canh Trảng Bàng đã trở thành một thương hiệu có tiếng vang. Nếu đã thưởng thức một lần món bánh canh ở đây hẳn du khách sẽ không thể nào quên được vị thơm của hành, cay cay của tiêu, ngọt của nước hầm và những thớ thịt mềm trong một tô canh đầy đặn.

BÁNH TRÁNG PHƠI SƯƠNG CUỐN THỊT LUỘC

    Được xem là món đặc sản của người dân Trảng Bàng, bánh tráng phơi sương có quy trình chế biến công phu, cầu kỳ và tinh tế.Bánh phải được làm từ gạo ngon, không pha trộn. Khi xay gạo sẽ cho thêm một lượng muối để tạo vị mặn. Bánh đem đi tráng cũng có hai lớp, dày hơn so với các loại khác. Quy trình làm bánh đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ, khi bánh chín sẽ được đem đi phơi nắng, nướng trên một cái lò đặc biệt đến khi bánh chuyển màu và tiếp đó được đem phơi sương trong khoảng thời gian nhất định

Bánh tráng phơi sương thường ăn kèm với rau sống, thịt heo luộc và chấm với nước mắm pha chế công phu. Bánh tráng mềm dẻo với lát thịt tươi ngon hòa cùng nước chấm đậm đà, cùng vị chát, chua của các loại rau tạo nên món ăn tuyệt hảo đầy lôi cuốn.

showroom