Nguồn gốc đằng sau những biểu tượng ngày Tết Nguyên đán

“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”

Vào dịp Tết đến, không khó để bắt gặp những hình ảnh quen thuộc như câu đối đỏ, pháo giao thừa, chữ Phúc (福) dán trong nhà hay thậm chí là tập tục phát bao lì xì. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc rằng, những thứ này từ đâu mà có cũng như tại sao chỉ có trong dịp Tết mới thấy những thứ này hay không? Hãy để Phong Cách Việt giải thích cho bạn ngay sau đây nhé!

 

1. Câu đối đỏ và tràng pháo đêm giao thừa

 

Tết Nguyên đán là một dịp tết cổ truyền của Việt Nam nhưng không thể phủ nhận rằng, nét văn hóa này của người ảnh hưởng rất nhiều từ Trung Quốc. Bởi lẽ, trong lịch sử với 1000 năm đô hộ giặc Tàu đã có những sự ảnh hưởng văn hóa nhất định và còn lưu truyền đến ngày nay. Tập tục treo câu đối đỏ và tiếng pháo đêm giao thừa cũng là một trong những ảnh hưởng đấy.

 

Nguồn gốc của nét văn hóa này phải bắt đầu từ truyền thuyết về một con quái vật tên Niên. Tương truyền thời cổ đại, ở Trung Quốc xuất hiện một con quái vật tên Niên. Con quái vật này sống ở đáy biển sâu và hằng năm nó sẽ lên bờ một lần để vào làng kiếm thức ăn có thể là động vật và con người. Vì vậy, để bảo toàn tính mạng, vào những ngày này người dân thường rời làng và trốn đi nơi khác.

Tương truyền Niên là quái vật lai giữa kỳ lân và sư tử. Đầu có sừng, sống dưới nước và ăn động vật hoặc con người

Một năm nọ, có một người ăn xin đến làng tìm nơi trú ẩn nhưng vì lo chạy trốn nên không ai quan tâm đến người ăn xin này. Cuối cùng, có một bà lão đã ra tay cứu giúp và để trả ơn người ăn xin hứa sẽ giúp bà đuổi con Niên đi nơi khác.

Để thực hiện lời hứa của mình, người ăn xin bắt tay vào việc trang trí nhà cửa. Đêm đến, con Niên vào làng, nó lùng sục khắp nơi để tìm người rồi bỗng nhiên dừng lại trước ngôi nhà với cánh cửa được dán giấy đỏ của bà cụ

Một lúc sau, con vật bỗng gầm lên tức giận. Tiếp đó, tiếng pháo hoa vang lên ầm ĩ khiến con vật run lên vì sợ hãi. Và khi nó nhìn thấy người ăn xin đứng trước cửa trong bộ quần áo màu đỏ thắm, miệng tươi cười, con Niên liền hoảng sợ bỏ chạy.

Câu đối đỏ treo ở trước cửa nhà còn có tác dụng xua đuổi vật xấu, tà ma

Khi mọi người trở về làng vào sáng hôm sau, ai nấy cũng đều ngạc nhiên vì nhà cửa vẫn còn nguyên vẹn. Khi nghe kể lại sự việc, họ nhận ra rằng chính những âm thanh ầm ĩ và màu đỏ là điểm yếu của con Niên.

Từ đó về sau, vào đêm Giao thừa, mọi người đều trang trí nhà cửa bằng tông màu đỏ rồi quây quần ăn tối bên nhau. Vào lúc nửa đêm, pháo hoa sẽ được đốt và mọi người sẽ mặc những bộ quần áo mới màu đỏ đi chúc Tết cho nhau. Và tục lệ này vẫn được duy trì cho đến ngày nay.

 

2. Chữ Phúc (福) treo ngược

Một đồ vật để trang trí vào dịp Tết cũng được ưa chuộng không kém là chữ thư pháp. Từ thường được sử dụng nhiều nhất là chữ phúc (福) mang ý nghĩa hạnh phúc và may mắn. Nhưng nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy chữ 福 luôn luôn bị đảo ngược.

 

Nhiều người cho rằng nguồn gốc của việc này bắt đầu từ triều đại nhà Minh. Theo đó, vào một năm nọ, hoàng đế đã ra lệnh cho mỗi gia đình đều phải trang hoàng nhà cửa đón tết bằng cách dán chữ 福 ở phía trước cửa nhà.

Chữ Phúc treo đúng

Vào đúng ngày năm mới, vua sai quan binh đến từng nhà để kiểm tra thì phát hiện chủ nhân của một ngôi nhà đã vô tình dán ngược chữ phúc (福) lật úp xuống dưới.

Sau khi hay tin, nhà vua đã ra lệnh chém đầu cả nhà để trừng phạt. Rất may hoàng hậu đã có mặt kịp thời ngăn cản với lời giải thích rằng: “Chữ phúc (福) lật ngược lại trở thành chữ đồng âm với từ đến (到—dào). Khi lật ngược, từ 福 sẽ có nghĩa là phúc lộc đến rồi.”

Chữ Phúc treo ngược

Lời giải thích này làm hoàng đế cảm thấy rất hài lòng và ra lệnh tha cho gia đình người nọ. Kể từ đó, mọi người đều trang trí chữ 福 đảo ngược trước cửa nhà để chào mừng năm mới và tưởng nhớ đến vị hoàng hậu tốt bụng.

 

3. Tập tục phát bao lì xì ngày Tết

Theo truyền thuyết, từng có một linh hồn ma quỷ xấu xa tên Sui thường xuất hiện vào đêm Giao thừa khiến nhiều đứa trẻ bị bệnh nặng.

Theo đó, khi xuất hiện con vật này sẽ vỗ vào đầu những đứa trẻ đang ngủ say 3 lần khiến những đứa trẻ bị đau đầu, sốt cao. Thậm chí sau khi chữa khỏi bệnh, chúng cũng trở nên ngớ ngẩn không còn bình thường như trước.

Vào một năm nọ, có một gia đình họ Quan sống tại thành phố Gia Hưng vì có con lúc tuổi đã cao nên cực kỳ yêu thương đứa trẻ này. Vào đêm giao thừa, sợ con Sui đến sẽ làm hại con mình nên cha mẹ cậu bé đã cho cậu 8 đồng tiền xu để đùa nghịch.

Cậu bé đã lấy giấy đỏ bọc lại những đồng xu rồi sau đó mở ra, liên tiếp như thế cho đến khi mệt ngủ thiếp đi. Thấy vậy, hai vợ chồng liền đặt những đồng tiền được gói trong giấy đỏ bên dưới gối cậu bé.

Đêm đến, con Sui xuất hiện. Khi nó muốn vươn tay chạm vào đầu cậu bé thì liền bị ánh sáng từ những đồng tiền phát ra làm cho hoảng sợ và bỏ chạy đi mất. Từ đó trở đi, cha mẹ thường tặng tiền gói trong phong bì đỏ cho trẻ vào mỗi đêm giao thừa để bảo vệ con mình.

4. Tại sao đưa ông Táo lại có kẹo

Ông Táo được xem là vị thần cai quản bếp núc và sinh kế của hạ giới. Ngài là một trong những vị thần có mối quan hệ tốt nhất với con người.

Hàng năm vào ngày ‘Tiểu niên’ tức Tết ông Táo (23 tháng Chạp), Táo quân sẽ quay trở lại thiên đình để báo cáo với Ngọc Hoàng về tình hình của mỗi gia đình trong suốt năm qua. Sau đó, ông Táo sẽ quay trở về hạ giới để ban phúc hay trừng phạt từng gia đình theo lệnh của Ngọc Hoàng.

 

Theo truyền thống Trung Quốc, trong dịp này các gia đình sẽ làm các loại kẹo với nguyên liệu chính là mạch nha rồi mang đi dâng cúng. Nhiều người tin rằng kẹo ngọt sẽ giúp cho ông Táo vui vẻ và chỉ báo với Ngọc Hoàng những điều tốt của gia đình.

Bên cạnh đó, kẹo làm từ mạch nha thường có độ dính nên có tác dụng ‘dính miệng’ ông Táo lại để không bẩm báo những điều xấu của gia đình cho Ngọc Hoàng. Làm như thế, gia đình sẽ được hưởng phúc suốt năm.

5. Tại sao thịt mỡ phải ăn với dưa hành? 

Tuy nói rằng, ngày tết cổ truyền Việt Nam có nhiều ảnh hưởng bởi ngày tết của Trung  Quốc, tuy nhiên có một nét văn hóa mang đậm bản chất người Việt bánh chưng xanh, thịt mỡ, dưa hành. Từ ngàn xưa ông bà ta đã có câu “ Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ – Cây nêu, tràng pháo bánh chưng xanh” vậy thì tại sao lại phải ăn kèm bánh chưng, thịt mỡ với dưa hành?

Ngày xưa, người ta lý giải rằng vì thịt mỡ hay bánh chưng là thức ăn có vị béo đồng thời có giá trị dinh dưỡng rất cao vì vậy nếu chỉ ăn thịt mỡ hay bánh chưng thì rất ngán. Trong khi đó, dưa hành là một món ăn được ủ lên men để tích trữ vào mùa đông khi ăn sẽ giúp giữ ấm cơ thể đồng thời dưa hành còn có vị chua đặc trưng,khi ăn kèm với bánh chưng thì hài hòa về mặt khẩu vị rất nhiều. Lý giải này cho thấy rằng từ đời xưa người Việt đã rất chú trọng sự hài hòa, cân bằng trong ẩm thực tạo nên những nét đặc trưng riêng.

Tuy nhiên, sau này khi môi thứ phát triển, người ta đã có những lý giải mang tính khoa học hơn cho việc ăn kèm thịt mỡ với dưa hành. bánh chưng (và thịt mỡ) có nhiều mỡ có chứa lipid – este của glixerol và các acid béo (no hoặc không no) khi ăn kèm với dưa hành chua có acid lactic, tác dụng xúc tác, thủy phân một phần lượng mỡ trong thức ăn thành glycerol và acid béo ban đầu dễ hấp thu hơn. Hơn nữa mỡ động vật trong bánh chưng chứa nhiều cholesterol sẽ bị hấp thụ một phần bởi chất xơ trong dưa, từ đó giảm cảm giác ngấy và có lợi cho tim mạch.

 

Có thể thấy rằng ngày Tết ở Việt Nam mang trong mình những nét cổ truyền cũng như hiện đại rất riêng. Và dù đi đâu, ở đâu, mỗi con người chảy trong mình dòng máu Việt Nam cũng mang những cảm xúc thiêng liêng.

 

showroom