Nhắc đến xứ Huế, không thể không đề cập đến Quần thể di tích Cố đô Huế. Một trong những Di sản Văn hoá Thế giới đặc biệt của Việt Nam. Quần thể di tích Cố đô Huế hay còn gọi là Quần thể di tích Huế. Đại diện cho những di tích lịch sử và văn hoá. Được xây dựng trong thời kỳ từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20. Tại kinh đô Huế xưa và nay thuộc thành phố Huế và một số vùng lân cận của tỉnh Thừa Thiên – Huế, Việt Nam.
Quần thể di tích Cố đô Huế
Được xây dựng từ đầu thế kỷ XIX theo chủ trương của triều Nguyễn. Quần thể di tích Cố đô Huế là một trong những di sản văn hóa nổi tiếng ở Việt Nam. Thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước. Nó cũng là di sản đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận vào tháng 12 năm 1993.
Quần thể di tích Cố đô Huế nằm dọc hai bên sông Hương và từ năm 1802 đến 1945. Nó đã là kinh đô của Việt Nam dưới sự trị vì của 13 vị vua nhà Nguyễn. Quần thể bao gồm 253 công trình trong khu Đại Nội, 7 cụm lăng tẩm, Hổ Quyền, đàn Nam Giao và điện Hòn Chén.
Cố đô Huế hiện lên với vẻ đẹp cổ kính, nguy nga chứa đựng công trình kiến trúc độc đáo
Quần thể di tích Cố đô Huế được xem là di sản văn hóa thế giới với các đặc điểm sau:
1. Đại diện cho thành tựu nghệ thuật độc đáo và những kiệt tác được tạo ra bởi con người.
2. Có giá trị quan trọng về mặt kỹ thuật xây dựng, nghệ thuật kiến trúc trong việc phát triển đô thị hoặc cảnh quan văn hoá của thế giới.
3. Là một quần thể kiến trúc đặc sắc của một thời kỳ lịch sử quan trọng.
4. Chặt chẽ liên kết với những sự kiện quan trọng, tư tưởng và tín ngưỡng có tầm ảnh hưởng, cũng như với các danh nhân lịch sử.
Ba tòa thành nổi bật trong quần thể di tích Cố đô Huế là Kinh thành, Hoàng thành và Tử cấm thành, được sắp xếp theo trục Nam – Bắc. Hệ thống thành quách và cung điện tại đây kết hợp sự hài hòa giữa kiến trúc phương Đông và phương Tây. Tạo nên một khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp với núi Ngự Bình, dòng sông Hương Giang, cồn Giã Viên và cồn Bộc Thanh.
Bên trong Kinh thành Huế
Bên trong Kinh thành, có nhà dân, nhà các quan lại ở và phần quan trọng nhất là Khu vực Hoàng Thành – nơi ở và làm việc của vua và hoàng gia.
Hoàng thành
Hoàng thành Huế, nằm trong vòng thành thứ hai bên trong kinh thành Huế. Là nơi cư trú và làm việc của vua và hoàng gia, cũng như là nơi thờ cúng tổ tiên và các vị vua nhà Nguyễn. Được xây dựng từ năm 1804, nhưng công việc hoàn thiện hệ thống cung điện với hơn 100 công trình chỉ hoàn tất dưới triều vua Minh Mạng vào năm 1833. Hoàng thành có bốn cửa được đặt ở bốn hướng, trong đó cửa chính (phía Nam) là Ngọ Môn.
Ngọ Môn với các đường nét hoa văn kỳ công, tinh xảo
Bên trong Hoàng thành, có Điện Thái Hoà – nơi diễn ra các buổi lễ trọng đại; khu vực miếu thờ cúng. Tử Cấm thành – nơi vua và hoàng gia ăn ở và sinh hoạt. Thường được gọi chung là Đại Nội, Hoàng thành và Tử Cấm thành là những phần quan trọng của Hoàng thành Huế.
Điện Thái Hòa là công trình quan trọng bậc nhất trong Đại Nội Kinh Thành Huế
Tử Cấm thành
Tử Cấm Thành nằm trong lòng Hoàng Thành, có chu vi 324m×290,68m. Được xây dựng đối xứng qua trục chính, kéo dài từ Ngọ Môn đến lầu Tứ Phương Vô Sự. Tử Cấm Thành có 7 cửa và hàng chục công trình kiến trúc lớn nhỏ. Trong đó, đáng chú y nhất là điện Cần Chánh, nơi vua làm việc và thiết triều. Ngoài ra, còn có nơi sinh hoạt của vua, hoàng tộc. Các công trình phục vụ ăn uống, chăm sóc sức khỏe, giải trí…
Đây là khu vực mang đến sự thích thú cho khách tham quan, mang lại giá trị lịch sử
Thành có 10 cửa chính gồm:
Cửa Chính Bắc (còn gọi cửa Hậu, nằm ở mặt sau Kinh Thành).
Cửa Tây – Bắc (còn gọi cửa An Hòa, tên làng ở đây). Cửa Chính Tây Cửa Tây – Nam (cửa Hữu, bên phải Kinh Thành).
Cửa Chính Nam (còn gọi cửa Nhà Đồ, do gần đó có Võ Khố – nhà để đồ binh khí, lập thời Gia Long).
Cửa Quảng Đức. Cửa Thể Nhơn (tức cửa Ngăn, do trước đây có tường xây cao ngăn thành con đường dành cho vua ra bến sông).
Cửa Đông – Nam (còn gọi cửa Thượng Tứ do có Viện Thượng Kỵ và tàu ngựa nằm phía trong cửa).
Cửa Chính Đông (tức cửa Đông Ba, tên khu vực dân cư ở đây).
Cửa Đông – Bắc (còn có tên cửa Kẻ Trài)
Bên trong Tử Cấm thành có hàng chục công trình kiến trúc với quy mô khác nhau. Được chia thành nhiều khu vực.
Đại Cung Môn
Đại Cung Môn là cửa chính (hướng nam) vào Tử Cấm Thành, cửa ở gian chính giữa chỉ dành cho vua đi. Đại Cung Môn đã bị chiến tranh tàn phá nhưng hiện đang được nghiên cứu để phục dựng lại.
Đại Cung Môn là cửa chính vào Tử Cấm Thành
Tả Vu và Hữu Vu
Tả Vu và Hữu Vu là hai tòa nhà ngay đối diện điện Cần Chánh. Tòa nhà Tả Vu được xây dựng cho các quan văn, Hữu Vu là nơi dành cho các quan võ trong triều. Ngay nay, Tả Vu được dùng để trưng bày hiện vật còn Hữu Vu thì dành cho khách tham quan, chụp hình.
Tả Vu và Hữu Vu được xây dựng vào năm Gia Long thứ 18 tức năm 1819 bên trái điện Càn Chánh
Điện Cần Chánh
Điện Cần Chánh là nơi để vua thiết triều. Chính điện 5 gian, 2 chái kép, tiền điện 7 gian, 2 chái đơn. Toàn bộ khung gồm 80 chiếc cột bằng gỗ lim. Phần lớn kết cấu gỗ đều được chạm trổ tinh xảo, công phu. Thể hiện trình độ kỹ thuật, mỹ thuật cao của kiến trúc truyền thống Việt Nam thế kỷ XIX.
Đây là kiến trúc có kết cấu gỗ lớn và đẹp nhất trong Tử Cấm Thành
Thái Bình Lâu
Thái Bình Lâu là nơi để nhà vua nghỉ ngơi, đọc sách, viết văn hay làm thơ thư giãn. Thái Bình Lâu là một kiến trúc độc đáo. Gồm 2 công trình: Tiền Doanh và Hậu doanh nối kết với nhau. Hậu doanh là một tòa nhà một tầng được lợp bằng ngói liệt tráng men. Tiền doanh là một tòa nhà 2 tầng được lợp bằng ngói âm dương tráng men hoàng lưu ly. Không chỉ đặc sắc về kết cấu kiến trúc, Thái Bình lâu còn đặc sắc với nghệ thuật khảm sành sứ.
Được xây dựng từ năm 1887 dưới thời Vua Đồng Khánh
Cung Diên Thọ
Xây dựng vào tháng 4 năm 1804 để làm nơi sinh sống của mẹ vua Gia Long. Cung Diên Thọ sau đó tiếp tục được các đời vua sau cho đại tu, sửa chữa. Và đổi tên nhiều lần để trở thành nơi ở của nhiều vị Hoàng thái hậu.
Nơi ở của các Hoàng thái hậu hoặc Thái hoàng thái hậu triều Nguyễn
Dưới đây là những chia sẻ từ Phong Cách Việt Travel về Cố đô Huế, một điểm đến du lịch đặc biệt. lLên quan đến các di tích lịch sử và kiến trúc độc đáo, đầy ấn tượng. Hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ làm cho chuyến du lịch của bạn đến Huế trở nên thú vị và hấp dẫn hơn.