Đi đâu và ăn gì khi du lịch đến Gia Lai – Kon Tum?

Hai địa điểm du lịch Kon Tum và du lịch Gia Lai chỉ cách nhau tầm 50km, thế nên sẽ rất thuận tiện để kết hợp cả 2 địa danh này trong cùng một chuyến đi. Nơi đây không để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách không chỉ bởi phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, người dân thân thiện và mến khách mà còn là vì nền ẩm thực vô cùng độc đáo.

Gia Lai – KonTum có gì chơi?

Trong các địa điểm rất thu hút khách du lịch ở Tây Nguyên thì Gia Lai chính là nơi lưu giữ lại nhiều nét hoang sơ, mộc mạc của núi rừng nhất mà thật khó có thể dễ dàng cảm nhận ở một nơi nào khác.

Thủy điện Yaly

Nằm trên vùng đất Gia Lai và Kon Tum, Thủy điện Yaly được coi là niềm tự hào của Tây Nguyên, là một công trình kinh tế – kỹ thuật lớn nhất của vùng đất này sau ngày giải phóng và là thủy điện lớn thứ hai. địa điểm sau Thủy điện Hòa Bình trên sông Đà.

Ngoài tiềm năng phát điện, Thủy điện Yaly còn tạo nên một hồ nước xanh mênh mông giữa đại ngàn Tây Nguyên với diện tích 64,5 km², liên quan đến việc nghiên cứu văn hóa dân tộc, nơi đây là một địa điểm tham quan tuyệt vời dành cho bạn.

Biển Hồ – Hồ T’Nưng

Hồ T’nưng (tên gọi khác là hồ Tơ Nuêng, hồ Tơ Nưng) hay Biển Hồ Pleiku hoặc hồ Ea Nueng, là một hồ nước ngọt nằm ở phía bắc TP. Pleiku tỉnh Gia Lai, Biển Hồ vốn là 3 miệng núi lửa cổ thông với nhau. Bờ hồ chính là miệng núi lửa nhô cao cho nên đứng từ xa vẫn trông thấy rõ. Mỗi miệng tạo ra một vực sâu khó dò đến đáy, nên người ta còn gọi T’nưng là “hồ không đáy”. Là một trong những hồ đẹp nhất khu vực Tây Nguyên, hồ T’Nưng được mệnh danh là “đôi mắt của phố núi” với nước làn nước trong xanh như ngọc.

Chùa Minh Thành

Là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất ở Tây Nguyên, Minh Thành không chỉ là niềm tự hào của người dân phố núi mà còn là địa điểm tham quan hấp dẫn của Pleiku. Mỗi góc tại chùa điều là một background hoàn hảo dành cho các tín đồ sống ảo bởi vẻ đẹp cổ kính pha lẫn nét độc đáo khá giống với những ngôi đền của Nhật Bản. Tất cả lối kiến trúc đó đã làm bức tranh của chùa thêm phần lộng lẫy, kiêu sa nhìn từ xa giống như một cung điện thu nhỏ nơi phố núi mù sương Pleiku.

Nhà Thờ Gỗ

Nhà thờ gỗ là điểm hẹn mà bất cứ du khách nào cũng không nên bỏ lỡ cơ hội ghé đến mỗi khi có dịp làm chuyến du lịch Kon Tum. Ngôi nhà thờ này đã có tuổi đời hơn 100 năm, sở hữu vẻ đẹp kiến trúc ấn tượng và được làm hoàn toàn bằng chất liệu gỗ.

Cầu treo Kon Klor

Cầu treo Kon Klor là niềm tự hào của ngành du lịch Kon Tum. Cây cầu nối liền hai bờ sông Đăk Bla huyền thoại. Cầu treo Kon Klor mang một ý nghĩa lịch sử to lớn đối với người dân Kon Tum. Chiếc cầu in bóng uy nghi dưới dòng nước sông Đắk Bla phẳng lặng. Bao quanh chiếc cầu là những ngọn núi cao hùng vĩ được bao phủ bởi những nương dâu xanh rì của người dân Kon Tum.

Thác Pa Sỹ

Một tuyệt cảnh giữa đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ. Đến đây, bạn sẽ thấy choáng ngợp trước vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng và cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng. Đặc biệt, từng ngóc ngách tại thác Pa Sỹ đều giúp bạn thỏa mãn tâm hồn sống ảo, tậu về cho mình nhiều tấm hình đẹp lung linh.

Du dịch Gia Lai – KonTum ăn món gì ngon?

Góp phần làm nên sức hút của du lịch Gia Lai, du lịch Kon Tum là những món ăn hấp dẫn này:

Phở khô

Sợi phở ở trong món phở khô Gia Lai nhỏ, mỏng hơn và khá dai. Theo bà Nguyễn Thị Oanh, chủ một quán phở khá nổi tiếng ở thành phố Pleiku cho biết: “Sợi phở được làm hoàn toàn bằng hạt gạo, loại ngon và không pha trộn. Để chế biến thành sợi phở, gạo phải đem đi ngâm một thời gian, sau đó xay nhuyễn và kéo sợi. Điều đặc biệt của sợi phở là sau khi chần qua nước sôi, vẫn có sự tách rời, chứ không dính lại, nhũn ra giống như là một số sợi hủ tiếu khác”.

Bún đỏ

Bún đỏ là sự pha trộn của bánh canh Huế và món bún rêu Hà Nội. Đặc điểm của món bún này chính là màu đỏ của bún pha vàng của nước và sợi bún, làm cho tô bún ánh lên màu thật bắt mắt và hấp dẫn. Một tô bún đỏ Kon Tum đầy đủ sẽ là bao gồm: trứng cút, một ít top mỡ, thêm một chút mắm tôm, ớt xanh và rau cần trung.

Gỏi lá

Nhìn vào mâm gỏi lá bạn sẽ “choáng ngợp” bởi một mâm lá siêu to với hơn 20 loại rau rừng. Món ăn này xuất phát khi cuộc sống của con người ở Tây Nguyên gặp khó khăn, thiếu gạo thiếu muối, chỉ có núi rừng làm bạn nên họ mới nghỉ ra cách ăn thật nhiều rau để chống đói. Gỏi lá Kon Tum là sự kết hợp độc đáo của các hương vị rau đặc trưng của núi rừng với thịt ba chỉ, tôm đất, bì heo với điểm nhấn là thứ nước chấm đặc biệt được pha theo công thức riêng làm thực khách “1 lần ăn, nhiều lần nhớ”.

Khung cảnh Gia Lai – Kon Tum vẫn đẹp như thuở lần đầu gặp nhau, sắc vàng hoa hướng dương, làng văn hoá Plei Ốp, thắng cảnh ở núi Hàm Rồng… và vô số thứ khác làm đắm say lòng người, đi rồi nhưng mãi không “dứt” ra được, lại phải yêu thêm Gia Lai – Kon Tum lần nữa!

showroom