COMBO VŨNG TÀU – CÔN ĐẢO 2N1Đ

Giá tour 1,899,000 

COMBO TRẢI NGHIỆM MÙA HÈ 2019

COMBO VŨNG TÀU – CÔN ĐẢO 3N2Đ

Thời gian: 2 ngày 1 đêm
Khởi hành: hằng ngày
Giá tour: 1.899.000đ/khách (ngày thường)

GIÁ VÉ BAO GỒM:
❁ Khách sạn tiêu chuẩn ở Côn Đảo
❁ Xe máy tham quan quanh đảo
❁ Vé tàu khứ hồi Vũng Tàu – Côn Đảo

GIÁ VÉ KHÔNG BAO GỒM:
❁ Các bữa ăn chính
❁ Chi phí cá nhân
❁ Vé vào cổng các địa điểm tham quan

PHỤ THU:

❁ 440.000đ/khách vào các ngày cuối tuần

Đáp ứng nhu cầu du khách muốn trải nghiệm du lịch theo kiểu tự túc, tự khám phá các điểm du lịch hay khách đi theo nhóm nhỏ, Phong Cách Việt Travel cung cấp dịch vụ vé máy bay, vé tàu và khách sạn, các dịch vụ khác để du khách tự thưởng thức, khám phá. Tuy nhiên nếu có nhu cầu Phong Cách Việt Travel vẫn có thể hỗ trợ đặt dịch vụ cho du khách: ăn uống, xe 7 chỗ, xe 9 chổ và xe 16 chỗ, các đồ cúng lễ, thắp hương… Hoặc các dịch vụ ca nô, tắm biển, câu cá….

Hotline: (028)3 553 2095 – (028)3 553 1128 – 0934.008.116

HOTLINE ĐẶT TOUR KHÁCH ĐOÀN: ZALO/VIBER 0903.99.77.05 MR TIẾN

CÁC ĐIỂM THAM QUAN TẠI CÔN ĐẢO
Côn Đảo (thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) nổi tiếng với những bãi tắm đẹp hoang sơ, cát trắng mịn làm say mê du khách. Ngoài ra, không khí trên đảo rất trong lành, được ví như thiên đường nghỉ dưỡng, là điểm đến tuyệt vời cho những ai đang muốn “trốn” ồn ào, náo nhiệt ở phố thị. Côn Đảo mang lại cho người ta sự yên bình, hoang sơ giữa biển – rừng, và nó còn là một hòn đảo linh thiêng mang đến niềm tin và sự bình an cho mọi người.

✔️ Cảng Bến Đầm:
Cảng Bến Đầm nằm trọn trong vịnh Bến Đầm, bốn bề xung quanh được bao quanh, che chắn bởi nhiều dãy núi hùng vĩ nhất. Đây là một vịnh khá sâu, độ sâu lên tới 12m. Chính vì thế, cảng Bến Đầm đã trở thành cảng chính của Côn Đảo với vai trò nắm giữ các cửa ngõ, trung tâm Côn Đảo.

✔️ Miếu Ngũ Hành:
Miếu Ngũ Hành hay còn được gọi là Miếu Năm Cô thờ các vị nữ thần có vai trò quan trọng, luôn phù hộ cho nông dân, ngư dân, thợ thủ công, tiểu thương và nhân dân trong vùng bình an, làm ăn phát đạt.Miếu Bà Ngũ Hành Côn Đảo là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân tại đây. Đến Côn Đảo mà không thăm miếu Năm Cô là một thiếu sót rất lớn của du khách. Du khách có thể tham khảo thêm đến Côn Đảo tháng 7 viếng mộ cô Sáu và mộ các chiến sĩ cách mạng tại đây.

✔️ Bãi Nhát:
Bãi Nhát là một trong những bãi biển hoang sơ và đẹp nhất của Côn Đảo. Khung cảnh thiên nhiên ở đây còn rất hoang sơ, ít chịu sự tác động bởi con người. Với mặt cát lấm tấm sỏi đá cùng những con sóng nhỏ êm đềm, những hòn sỏi nhỏ xinh được xếp lớp với nhau trông sạch sẽ và bắt mắt. Điều đặc biệt nhất là Bãi Nhát chỉ xuất hiện vài giờ trong một ngày. Bởi vào các thời gian khác bãi biển này chìm ngập trong nước dòng nước trong xanh và ít được người biết đến.

✔️ Đỉnh Tình Yêu:
Đỉnh Tình Yêu là tên một đỉnh núi nằm cách bãi Nhát không xa. Ngọn núi mang hình ảnh đôi tình nhân quấn quýt bên nhau,tượng trưng cho mối tình son sắc. Chính là vậy mà Đỉnh Tình Yêu được rất nhiều các cặp tình nhân đang yêu nhau ghé thăm để cầu nguyện.

✔️ Mũi Cá Mập:
Đứng trên Mũi Cá Mập du khách vừa có thể cảm nhận làn gió biển mát rượi vừa có thể bắt trọn khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của Bãi Nhát, thả hồn cùng ánh hoàng hôn diệu kỳ đang từ từ lặn qua Đỉnh Tình Yêu tuyệt đẹp.

✔️ Bãi An Hải:
Bãi tắm An Hải được nổi trội lên trên đảo chính Côn Lôn là bởi dòng nước trong veo, những con sóng lăn tăn êm dịu. Điểm đẹp nhất là bờ biển cát trắng tinh.

✔️ Dinh Chúa Đảo:
Trước đây là nơi ở và làm việc của các đời chúa đảo, du khách có thể tìm hiểu lịch sử hình thành Côn Đảo thông qua các hiện vật, cổ vật, hình ảnh và các tư liệu được lưu lại từ thời Pháp đến nay

✔️ Trại Phú Hải:
Là trại tù lâu đời do thực dân Pháp xây dựng, nổi tiếng với hầm xay lúa, khu biệt giam và khu đập đá Côn Lôn, nơi nhà chí sỹ yêu nước Phan Chu Trinh từng bị giam cầm…

✔️ Hệ Thống nhà tù Côn Đảo:
Bạn sẽ đi được hết toàn bộ hệ thống nhà tù được pháp, mỹ xây dựng trải qua hằng trăm năm vẫn vẹn nguyên chiến tích ngày nào, tại các điểm sẻ có hdv của ban quản lý di tích” các điểm thăm quan bao gồm trại phú hải, chuồng cọp pháp, chuồng cọp mỹ, nghĩa trang hàng dương, miếu bà phi yến.

✔️ Viếng Nghĩa Trang Hàng Dương:
Là nghĩa trang lớn nhất Côn Đảo, nơi chôn cất hàng vạn chiến sỹ cách mạng và người yêu nước Việt Nam qua nhiều thế hệ tù đày (từ 1862 đến 1975). Tại đây du khách có thể viếng mộ các nhà cách mạng nổi tiếng của Việt Nam như Lê Hồng Phong, Nguyễn An Ninh, Lê Văn Việt…, đặc biệt là mộ phần của nữ anh hùng Võ Thị Sáu, người được dân đảo kính trọng gọi bằng cô Sáu với nhiều giai thoại về sự hiển linh của Cô.

✔️ Chùa Vân Sơn – Núi Một Côn Đảo:
Ngôi chùa duy nhất tại côn đảo, Chùa Núi Một hay còn gọi là Vân Sơn Tự được xây dựng vào năm 1964 tại vị trí trước đó người Pháp đã sử dụng làm đồi vọng cảnh, xây thương điếm. đây là nơi cầu an lành cho miền đất hải đảo tiền tiêu, cầu siêu độ cho ngàn vạn anh hùng liệt sỹ và nhân dân đã ky sinh tại nơi này để thể hiện sự tri ân của thế hệ hôm nay và trở thành điểm đến trong hành trình về nguồn của du khách.

✔️ Miếu Bà Phi Yến:
Còn có tên là An Sơn Miếu, nơi thờ bà Phi Yến, thứ phi của chúa Nguyễn Ánh. Ở Côn Đảo, người dân địa phương tôn sùng hai người phụ nữ như những bậc thánh nữ linh thiêng, đó là Bà Phi Yến và liệt sĩ anh hùng dân tộc chị Võ Thị Sáu.

✔️ Mũi Tàu Bể:
Mũi Tàu Bể Côn Đảo nằm trên con đường rong ruổi từ sân bay Cỏ Ống về đến thị trấn “Cây Bàng”. Sở dĩ được gọi là Mũi Tàu Bể Côn Đảo vì nó được bao bọc bởi những phiến đá dựng đứng, có kích thước dài, tạo thành vòng cung ôm trọn mũi biển, nhìn xa bạn sẽ có cảm giác tựa gành Đá Dĩa ở Phú Yên nếu có dịp từng đặt chân đến cả hai địa danh này. Với màu nước biển xanh trong vắt như gương soi, mũi Tàu Bể Côn Đảo là một trong những điểm dừng chân mà du khách yêu thích khi đến Côn Đảo.

✔️ Bãi Đầm Trầu:
Một bãi tắm gần như còn hoang sơ chưa bị bàn tay con nguời khai phá , tuyệt đẹp với cát vàng mịn màng, làn nước trong xanh màu ngọc bích. Từ lộ chính, quý khách đi bộ theo đường mòn khoảng 1,5km để đến bãi tắm, trên đường đi quý khách hãy dừng chân tại Miếu Cậu để thắp nén nhang nơi thờ hoàng tử Cải, con trai của chúa Nguyễn Ánh và bà Hoàng Phi Yến. Đây được xem là bãi tắm đẹp nhất của du lịch Côn Đảo. Bãi Dầm Trầu được xem là bãi tắm đẹp nhất của du lịch Côn Đảo

✔️ Bãi Suối Nóng:
Bãi Suối Nóng là một bãi biển tuyệt đẹp ở Côn Đảo. Từ bãi Đầm Trầu, du khách có thể vượt một đoạn ngắn đường rừng để đến được bãi Suối Nóng. Nơi đây vẫn còn giữ nguyên nét hoang sơ và ít người biết đến với bãi cát trắng phẳng lì và một hệ sinh thái rừng ngập mặn hiếm có ở các hòn đảo khác.

✔️ Bãi Lò Vôi dọc đường Tôn Đức Thắng: thích hợp cho gia đình hoặc nhóm đông người.

✔️ Bãi An Hải: cách trung tâm huyện chỉ 10 phút đi bộ, được bao quanh bởi núi nên rất êm dịu và phẳng lặng, nước trong xanh

✔️ Bãi Đất Dốc: các hẻm núi ăn sâu vào bở biển tạo ra các bãi biển nhỏ xinh đẹp và yên tĩnh.

✔️ Bãi Nhát: Một bãi tắm bị tác động của thuỷ triều, khi nước xuống sẽ lộ thiên một bãi tắm với cát trắng mịn, nước trong xanh.

✔️ Vườn Quốc Gia Côn Đảo:
Vườn Quốc gia Côn Đảo có diện tích gần 6.000ha trên cạn và 14.000ha vùng nước. Mối liên hệ của rạn san hô, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn đã tạo nên một môi trường thuận lợi cho việc sinh sản, ươm giống và bảo tồn các loài sinh vật biển.

✔️ Dinh chúa Đảo:

Trước đây là nơi ở và làm việc của các đời chúa đảo, tìm hiểu lịch sử hình thành Côn Đảo thông qua các hiện vật, cổ vật, hình ảnh và các tư liệu được lưu lại từ thời Pháp đến nay.

✔️ Trại tù Phú Sơn, Phú Hải:

Nơi ghi dấu bước chân lưu đày của hàng trăm nghìn người tù chiến sĩ cộng sản với các truyền thuyết về Hầm Xay Lúa, phòng tra tấn mang tên Phòng Tối, …

✔️ Chuồng cọp kiểu Pháp:

Khám phá hệ thống “chuồng cọp” được xây dựng kiên cố ẩn giữa các mê cung cổng trong, cổng ngoài nhằm làm mất phương hướng tù nhân chính trị và đánh lạc hướng quan sát. Các hình thức tra tấn dã man nhất đã diễn ra tại đây.

✔️ Chuồng cọp kiểu Mỹ:

Với các dãy phòng giam nhỏ hẹp và ẩm thấp được xây dựng vào năm 1971 nhằm tra tấn và suy nhược hóa tinh thần cách mạng của tù nhân chính trị Cộng Sản Việt Nam.

✔️ Khu biệt lập Chuồng Bò:

Vốn từng là nơi chăn nuôi bò, nuôi heo với 9 phòng biệt giam, 24 hộc chứa heo, 2 chuồng nhốt bò và 1 hầm chứa phân bò. Năm 1930, Pháp biến chuồng bò thành một trại giam các tù nhân nữ. Năm 1963, để mở rộng nhà tù, Mỹ sửa 24 hộc nuôi heo thành 24 phòng giam. Tù chính trị chống chào cờ, bị còng xiềng cầm cố lâu ngày, bị bại liệt cơ thể bị đưa về về đây để tiếp tục đày ải.

showroom